Phân loại rủi ro
Risk type | Diễn giải / Description |
RR kinh doanh/ Business risk | Rủi ro không đạt các mục tiêu kinh doanh do chiến lược không thích hợp, thiếu nguồn lực, thay đổi môi trường kinh tế, môi trường cạnh tranh - the risk of failing to achieve business targets due to inappropriate strategies, inadequate resources or changes in the economic or competitive environment. |
RR tín dụng/ Credit risk | Rủi ro khi đối tác không trả được nợ khi đến hạn - the risk that a counterparty may not pay amounts owed when they fall due. |
RR tự chủ/ Sovereign risk | Là rủi ro tín dụng mà đối tác mắc nợ là chính quyền hay được chính quyền bảo lãnh - the credit risk associated with lending to the government itself or a party guaranteed by the government (not to be confused with country risk). |
RR thị trường/ Market risk | Rủi ro tổn thất do giao dịch trên thị trường. Bao gồm: - the risk of loss due to changes in market prices. This includes: – Rủi ro lãi suất - interest rate risk – Rủi ro tỷ giá - foreign exchange risk – Rủi ro giá cả - commodity price risk – Rủi ro giá chứng khoán - share price risk (it does not mean risk of falling demand in economic markets which is part of business risk). |
RR thanh khoản/ Liquidity risk | Rủi ro thiếu nguồn tài chính để thanh toán các khoản đến hạn - the risk that amounts due for payment cannot be paid due to a lack of available funds. |
RR tác nghiệp/ Operational risk | Rủi ro tổn thất do hoạt động, vận hành bởi con người, qui trình, hạ tầng cơ sở, công nghệ, kể cả các hoạt động gian trá - the risk of loss due to actions on or by people, processes, infrastructure or technology or similar which have an operational impact including fraudulent activities. |
RR kế toán/ Accounting risk | Rủi ro do các báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình trạng tài chính của doanh nghiệp - the risk that financial records do not accurately reflect the financial position of an organization. |
RR quốc gia/ Country risk | Rủi ro thiếu ngoại tệ để thanh toán do thiếu tiền hay bị hạn chế bởi chính phủ - the risk that a foreign currency will not be available to allow payments due to be paid because of a lack of foreign currency or the government rationing what is available. |
RR chính trị/ Political risk | Rủi ro thay đổi hệ thống chính trị của đất nước - the risk that there will be a change in the political framework of the country. |
RR công nghiệp/ Industry risk | Rủi ro gắn liền với hoạt động trong một lĩnh vực công nghiệp cụ thể - the risk associated with operating in a particular industry. |
RR môi trường/ Environmental risk | Rủi ro tổn thất bởi môi trường bị tàn phá do chính doanh nghiệp đó hay các doanh nghiệp khác gây ra - the risk that an organization may suffer loss as a result of environmental damage caused by themselves or others which impacts on their business. |
RR pháp lý/ Legal/regulatory risk | Rủi ro vi phạm các yêu cầu, các qui định pháp lý - the risk of non-compliance with legal or regulatory requirements. |
RR hệ thống/ Systemic risk | Rủi ro 1 biến cố nhỏ sẽ gây nên những hậu quả không mong muốn cho cả hệ thống mà không có những mối liên hệ hiển nhiên với nguồn nhiễu loạn đó - the risk that a small event will produce unexpected consequences in local, regional or global systems not obviously connected with the source of the disturbance. |
RR danh tiếng/ Reputational risk | Rủi ro tiếng tăm của công ty bị suy giảm - the risk that the reputation of an organization will be adversely affected. |
Chương 3: ĐO LƯỜNG RỦI RO - Risk measurement
A/ Tổng quan về đo lường rủi ro
1 - Vì sao cần đo lường rủi ro – Why measure risk?
- Nhằm phản ánh một cách khách quan về rủi ro khi có nhiều hậu quả do nó gây ra
- Thông tin về rủi ro càng khách quan thì quyết định xử lý càng hiệu quả.
- Đo lường rủi ro để có những nhận định về rủi ro phản ánh đúng bản chất của rủi ro và từ đó có được những quyết định xử lý thích đáng.
2 - Đo lường rủi ro, dễ hay khó?
- Phụ thuộc vào loại rủi ro phải xử lý
- Phụ thuộc vào mức độ hiểu biết về xác suất xảy ra tổn thất và mức độ tổn thất (biên độ thiệt hại) mỗi lần xảy ra.
- Rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng => rất dễ đo lường
- Rủi ro hệ thống (systemic risk) => rất khó đo lường
Ma trận về độ bất định
Mức độ tổn thất có thể có | Xác suất xảy ra tổn thất |
Biết | Biết |
Biết | Không biết |
Không biết | Không biết |
3 - Ví dụ về những thông tin cần thiết để đo lường rủi ro
- Rủi ro thị trường => sử dụng mô hình đo lường qui mô rủi ro
- Rủi ro thanh khoản => kế hoạch thanh toán, các nguồn tài trợ, v.v.
- Rủi ro tín dụng => số tiền cho vay và lãi vay phải thu hồi, các chi phí phát sinh để thu hồi nợ, v.v
- Rủi ro công nghiệp => qui mô thị trường, chỉ số tăng trường, số công ty, v.v
v Rất khó đo lường khi có nhiều rủi ro tương quan với nhau. VD:
Với khoản vay bằng ngoại tệ sẽ phát sinh rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất), rủi ro tác nghiệp (liên quan đến chứng từ, tài sản thế chấp, v.v)
v Khi thời hạn càng dài, thì độ tin cậy về đo lường rủi to càng thấp
4 - Đo lường rủi ro cả gói. Có 2 cách tiếp cận:
- Ước định từng rủi ro đơn lẻ rồi cộng lại (bottom up approach)
- Đo lường rủi ro theo định mức cho cả gói (top down approach)
=> Vấn đề cơ bản là cần nhóm các rủi ro lại với nhau trong cùng 1 nhóm để dễ ước lượng.
5 - Những đại lượng đo lường cơ bản
- Các số tuyệt đối: số lần giao dịch, giá trị khoản nợ, giá trị hàng tồn, số nhân viên vắng, …
- Các tỉ số: so sánh 2 đại lượng với nhau, đo mức độ tập trung, v.v
- Xu hướng: đo mức biến động theo thời gian
- Các cột mốc: đo lường chênh lệch giữa kỳ vọng với thực tế
6 - Đo lường rủi ro kinh doanh – Business risk
Thường căn cứ vào các thông tin về
- Tài chính: lãi suất, tỷ giá, cơ cấu nợ, thu nhập, mức chi tiêu, …
- Kinh tế: GDP
- Giá cả hàng hóa thiết yếu: giá dầu, ..
- Sản xuất: mức hòa vốn, năng lực sản xuất, tỉ lệ phế phẩm
- Doanh thu: mức kỳ vọng, xu hướng tăng trưởng theo SP
- Cạnh tranh: sự xuất hiện các sản phẩm mới, các đối thủ mới
=> Cần kết hợp nhiều nhóm thông tin kể trên để đánh giá tổng thể rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp
7 - Đo lường rủi ro tín dụng – Credit risk
Thường kết hợp các thông tin về
- Uy tín về khả năng thanh toán trái phiếu đến hạng (Credit rating) dựa vào xếp hạng của các công ty đánh giá nổi tiếng như Moody’s, Standard & Poor’s, … AAA -à C or D
- Mức tổn thất kỳ vọng (EL – Expected Loss)
EL = XS xảy ra tổn thất * Mức độ tổn thất mặc định
- Mức tổn thất không mong đợi (UL – Unexpected Loss). => Doanh nghiệp cần có nguồn vốn đủ lớn
- Mức tổn thất thảm họa (Catastrophic Loss)
Phân bố tổn thất tín dụng
8 - Đại lượng đo lường rủi ro
- Rủi ro thị trường (Market risk)
Dùng đại lượngVaR (value at risk): là mức tổn thất lớn nhất trong 1 ngày ứng với xác suất tổn thất cho trước. VD: mức VaR 1 triệu USD với độ tin cậy 95% nghĩa là trong 100 ngày thì có 95 ngày mà mức tổn thất sẽ không vượt quá 1 triệu USD.
Sử dụng VaR rất tiện dụng để tập hợp rủi ro các loại tài sản khác nhau của doanh nghiệp
- Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk)
Sử dụng biểu đồ dòng tiền (cash flow chart) và các nguồn tài trợ khả thi
- Đo lường rủi ro tác nghiệp (Operational risk)
v Liên quan đến nhân sự: các dữ liệu về ngày không đi làm, về các vị trí bỏ trống, về làm ngoài giờ, ..
v Liên quan đến SXKD: dữ liệu về sự không sẳn sàng của dây chuyền SX, công suất sử dụng, khối lượng giao dịch, chu kỳ vận hành, mức sản lượng, số công đoạn chưa hoàn thành trong ngày, tỉ lệ phế phẩm, …
v Liên quan đến sự gian trá: số lần và mức độ về sự gian lận, số lần vi phạm hệ thống an ninh, …
v Kết quả tự đánh giá rủi ro: bảng câu hỏi để kiểm tra mức độ rủi ro do cá nhân tự đánh giá (Risk Self Assessments – RSAs)
v Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá đặc trưng (KRIs – Key risk indicators)
- Rủi ro tiếng tăm – Reputational risk: thường dựa vào thông tin phản hồi của khách hàng qua các cuộc điều tra, dựa vào thứ hạng do các công ty đánh giá chuyên trách thực hiện
- Các rủi ro tác nghiệp (rủi ro hoạt động) đặc biệt:
v Rủi ro ngôn ngữ (dịch thuật),
v rủi ro về an ninh,
v rủi ro đòi hỏi của nhân viên là những rủi ro rất khó đo lường.
=> Ảnh hưởng của rủi ro thay đổi theo thời gian
=> Để đo lường rủi ro một cách hiệu quả, ta cần kết hợp nhiều dữ liệu thay vì chỉ dựa vào 1 loại thông tin duy nhất
9 - Thông tin trong đo lường rủi ro
“Information is critical to the evaluation of risk” ALAN GREENSPAN
- Dữ liệu phải được phân tích và chuyển thành các thông tin hữu ích. VD số tiền khách hàng còn nợ và thời điểm thanh toán => số tiền vượt hạn mức tín dụng? Thời gian chậm thanh toán? v.v
- Thông tin phải được ghi nhận từ nguồn đáng tin cậy
- Thông tin phải được chọn lọc đúng loại
- Thông tin phải được ghi nhận và chuyển giao đúng lúc, đúng người, đúng “kiểu dáng”
- Thông tin phải được thu thập trong khoảng thời gian đủ dài
- Thông tin phải được cập nhật và liên tục
10 - Chỉ tiêu đo lường rủi ro (KRIs). Ví dụ về một số chỉ tiêu đo lường RRHĐ chính
Sự cố | Chỉ số đo lường rủi ro (KRIs) |
Gian lận | · Số lượng gian lận nội bộ · Số lượng gian lận bên ngoài |
Khiếu nại và tranh chấp của khách hàng | · Số lượng báo cáo khiếu nại và tranh chấp · Số lượng khiếu nại vượt quá X ngày |
Các vị trí bị bỏ trống | · Tỷ lệ % vị trí nhân viên bỏ trống · Số lượng vị trí bị bỏ trống hơn X ngày |
Chính sách sản phẩm | · Số SP được đưa ra nhưng không hoàn thành đúng chương trình SP · Số SP được triển khai quá chậm |
Lỗi, sai sót | · Số lượng tiền mặt thiếu, thừa · Số tiền thu thừa hoặc bị mất do sai sót · Số vi phạm quá giới hạn |
Xử lý giao dịch | · Khối lượng giao dịch · Số nợ quá hạn trong quá trình chờ xử lý |
Công nghệ thông tin | · Số lượng và thời gian ngưng hệ thống theo kế hoạch · Số lượng và thời gian ngưng hệ thống không theo kế hoạch |
Vi phạm quy định | · Số vi phạm, phạt/ cảnh cáo những vi phạm quy định của cơ quan/ luật pháp |
11 - Mô hình trong đo lường rủi ro – Risk models
· Mô hình rủi ro dựa vào các thông tin trong quá khứ để ược lượng rủi ro trong hiện tại và dự báo rủi ro trong tương lai
· Thường là các phần mềm tin học vận hành dựa trên các thuật toán và thống kê
· Dự báo rủi ro cho tương lai chỉ có độ tin cậy cao khi nó vận hành giống như trong quá khứ
· Dữ liệu đưa vào phải đủ lớn (trong quãng thời gian quá khứ đủ dài) và phải có độ tin cậy cao.
12 - Những điểm cần nhớ
· Khả năng đo lường rủi ro thay đổi tùy theo loại rủi ro phải xử lý. Our ability to measure risk varies with the risk types we are dealing with.
· Rất khó đo lường những rủi ro tương quan. It is difficult to measure interrelated risks.
· Có vô vàn vấn đề về dữ liệu cần được chỉ ra bao gồm việc thiết lập các chuẩn dữ liệu và bảo đảm chúng có hiệu lực. There are a variety of data problems which need to be addressed including setting data standards and ensuring they are enforced.
· Dữ liệu nguyên nó rất ít giá trị, chúng cần được chuyển thành thông tin hữu dụng. Data on its own is of little value, it needs to be turned into useful information.
· Các mô hình rủi ro là cách thường dùng để chuyển hóa dữ liệu thành thông tin nhưng hãy lưu ý người sử dụng về những hạn chế của mô hình. Risk models are a useful way to turn data into information but care is needed that users understand the limitations of risk models.
· Có nhiều cách để ghi nhận rủi ro. Vấn đề là tìm được cách đánh giá thích hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể. There are many ways in which risks can be reported. It is a matter of judgement on which is the most appropriate in any given situation.
· Các chỉ thị hướng dẫn phải thích hợp để xem xét lại những đo lường rủi ro. Leading indicators are preferable to backward looking risk measures;
· Trong những nền kinh tế mới nổi, các vấn đề về dữ liệu có ý nghĩa đặc biệt cả về lượng và chất. In emerging markets, data problems are significantly greater than in the developed world both in terms of quantity and quality.
B - ĐO LƯỜNG RỦI RO
Rủi ro được đo lường qua hậu quả tổn thất (hay nguy cơ tổn thất) của nó mang lại. Có những tổn thất trực tiếp dễ nhận thấy, nhưng cũng có rất nhiều tổn thất rất khó nhận biết. Ví dụ, khi một tai nạn trong nhà máy xảy ra, sẽ có rất nhiều tổn thất và các tổn thất này rất đa dạng, bao gồm:
Ø Thời gian bị mất của:
o Bản thân người bị tai nạn
o Các công nhân khác phải ngừng việc (để tường trình, để giúp nạn nhân, ..)
o Các cán bộ quản lý có liên quan (làm báo cáo, sắp xếp lại nhân sự, ...)
Ø Tài sản bị hư hỏng, mất mát (vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị, ...)
Ø Tổn thất tài chánh (chi phí điều trị người bị nạn, trả lương thời gian nghỉ việc, ..)
Ø Tổn thất tinh thần (căng thẳng, lo sợ, ...)
Ø Năng suất giảm, sản phẩm lỗi tăng
1. Các yếu tố trong đo lường rủi ro.
Rủi ro được đo lường, đánh giá qua 2 đại lượng cơ bản sau:
Ø Tần số xảy ra tổn thất
Ø Mức độ nghiêm trọng của tổn thất (độ lớn của tổn thất hay biên độ thiệt hại của tổn thất)
Trong đó mức độ nghiêm trọng của tổn thất được xem trọng hơn tần suất xảy ra tổn thất. Việc xếp thứ tự ưu tiên các rủi ro để có mức quan tâm hợp lý dựa vào kết quả tổng hợp tần số xảy ra tổn thất và mức độ nghiêm trọng của tổn thất.
Xếp hạng rủi ro theo thứ tự ưu tiên để quản lý | TẦN SỐ XUẤT HIỆN | ||
Cao | Thấp | ||
MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA TỔN THẤT | Cao | I | II |
Thấp | III | IV |
Từ các số liệu về tần số xảy ra tổn thất và mức độ nghiêm trọng của tổn thất, ta có thể ước lượng giá trị trung bình của tổn thất, từ đó so sánh với mức phí bảo hiểm phải đóng theo yêu cầu của Công ty bảo hiểm.
Khả năng xảy ra sự cố: Rất khó – Hiếm khi – Thỉnh thoảng – Đôi khi – Thường xuyên
Mức độ ảnh hưởng: Không đáng kể - Ít – Tương đối – Nhiều, lớn - Nghiêm trọng, thảm khốc
2. Đo lường mức độ nghiêm trọng của tổn thất
Mức độ nghiêm trọng của tổn thất được đo bởi:
Ø Tổn thất lớn nhất có thể có (Maximum possible loss). Đây là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra, có thể nhận thức được và thiệt hại không thể vượt qua giá trị này.
Ø hoặc Tổn thất lớn nhất được ước lượng (Maximun probable loss). Đây là giá trị thiệt hại lớn nhất mà nhà quản trị tin là có thể xảy ra.
3. Ước lượng tổn thất dựa trên số liệu trong quá khứ
Giả sử số khiếu nại liên quan đến sản phẩm máy tính xách tay chỉ xảy ra trong vòng 5 năm kể từ ngày bán máy tính xách tay. Số khiếu nại về SP bán trong năm đầu tiên được thống kê như sau:
Số năm tính từ đầu kỳ | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Số khiếu nại phát sinh về SP bán ra năm đầu tiên | 9 | 8 | 6 | 3 | 1 |
Tổng số khiếu nại đã phát sinh | 9 | 17 | 23 | 26 | 27 |
Hệ số khai triển = Tổng khiếu nại/ Tổng khiếu nại đã phát sinh | 3.00 | 1.59 | 1.17 | 1.04 | 1.00 |
Dùng hệ số khai triển để ước lượng tổng số khiếu nại
Năm | N+5 | N+4 | N+3 | N+2 | N+1 | N | TC |
Số khiếu nại đã phát sinh | 15 | 17 | 30 | 22 | 25 | 27 | 136 |
Hệ số khai triển | 3.00 | 1.59 | 1.17 | 1.04 | 1.00 | 1.00 | |
=>Tổng số khiếu nại | 45.00 | 27.00 | 35.22 | 22.85 | 25.00 | 27.00 | 182 |
Như vậy đến hết năm N+5, số khiếu nại trung bình sẽ chịu nhưng chưa ghi nhận được là: 182 – 136 = 46
4. Triển khai tổn thất dựa trên đối tượng rủi ro
Dùng để ước lượng các chi trả cho tổn thất dựa trên hoạt động được quy về đơn vị chuẩn.
Ví dụ: trong công ty xây dựng có nhiều loại nhân viên: NV văn phòng, quản lý, NV xây dựng, ... Các đối tượng này có mức lương khác nhau, có tần số xảy ra tổn thất cũng khác nhau (VD: công nhân xây dựng thường gặp tai nạn nhiều hơn nhân viên văn phòng) nên chi phí chi cho tai nạn ở các đối tượng này cũng khác nhau. Do trong công ty xây dựng, công nhân xây dựng chiếm tỉ trọng chính yếu trong nhân lực của công ty và tai nạn cũng rình rập đối tượng này là nhiều nhất nên công nhân xây dựng sẽ được dùng làm đơn vị chuẩn.
Loại nhân viên | Tần suất xảy ra tai nạn | Lương trung bình | Ghi chú |
Công nhân xây dựng | 1 tai nạn/ 1,5 năm | 30 triêu đ/năm | Các chi phí ẩn khác thường gắn liền với mức lương. |
Nhân viên văn phòng | 1 tai nạn/ 30 năm | 20 triệu đ/ năm |
Như vậy, về phương diện tai nạn, 1 công nhân xây dựng mức lương 30 triệu đ/ năm tương ứng với 20 nhân viên văn phòng mức lương 400 triệu đ/năm (tần suất xảy ra 1 tai nạn). Kết hợp tần suất xảy ra tai nạn và mức lương thì 1 công nhân xây dựng sẽ tương đương với NV văn phòng.
Làm tương tự đối với các loại nhân viên khác, ta cũng tính ra được hệ số quy đổi tương ứng. Căn cứ trên hệ số quy đổi và kế hoạch nhân sự cho năm tới, doanh nghiệp có thể ước lượng, chi phí chi cho tai nạn trong năm tới. Vi du:
Loại nhân viên | Hệ số quy đổi | Nhu cầu năm tới | Ước lượng theo đ.vị chuẩn |
Công nhân xây dựng | 1.00 | 254.6 | 254.6 |
Nhân viên văn phòng | 13.33 | 65.7 | 875.8 |
Giám sát | 4.18 | 22.3 | 93.2 |
Quản lý | 8.12 | 6.9 | 56.0 |
Hỗ trợ (lái xe, vận hành MMTB, v.v) | 2.46 | 44.3 | 109.0 |
TC | 1388.6 | ||
=> Số tai nạn trung bình xảy ra trong năm tới 1388.6 × (1/1.5) = | 925.7 vụ | ||
=> Chi phí TB dành cho tai nạn trong năm tới 925.7 vụ × 12 triệu đ/ vụ = | 11 109 triệu đ |
Việc ước lượng chi trả dựa trên đơn vị chuẩn sẽ làm giảm độ phức tạp trong tính toán, giúp doanh nghiệp chủ động sẵn nguồn tài chính để xử lý khi tai nạn xảy ra, tránh rơi vào tình huống bị động do thiếu hụt nguồn tài chính ngắn hạn, dễ dẫn đến những tổn thất to hơn (tổn thất thứ cấp). Ví dụ: phải vay gấp để có tiền bồi thường tai nạn (nếu không nhiều hệ lụy xấu hơn có thể xảy ra), làm phát sinh thêm chi phí tài chính (trả lãi vay cho khoản vay đột xuất).
5. Xây dựng lịch chi trả
Ngoài việc ước lượng số vụ tai nạn và chi phí bồi thường, việc xây dựng ngân sách tài khóa cũng đòi hỏi dự toán các mốc thời gian thanh toán các khoản đền bù (gọi là lịch chi trả). Nếu khoản đền bù có thể thương lượng được chi trả làm nhiều kỳ, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch xây dựng “Quỹ đền bù” bằng cách định kỳ trích nộp vào quỹ này và tận dụng mức lãi phát sinh do Ngân hàng cung ứng cho các khoản tiền gởi.
Giả sử, khoản đền bù trị giá là 80 triệu đồng, được thương lượng thanh toán trong 5 năm, với các tỉ lệ chi trả được cho trong bảng sau, và giả sử lãi suất bình quân ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp là 9%/ năm cho khoản gởi kỳ hạn 1 năm
Thời điểm chi trả (Năm thứ) | Tỷ lệ chi trả | Số tiền chi trả (triệu đ) | Hiện giá $1 với lãi suất 9% = (1.09)-n | Số tiền phải gởi vào Quỹ khi thương lượng xong (triệu đ) |
0 | 0.2 | 16 | 1.0000 | 16.00 |
1 | 0.2 | 16 | 0.9174 | 14.68 |
2 | 0.2 | 16 | 0.8417 | 13.47 |
3 | 0.2 | 16 | 0.7722 | 12.35 |
4 | 0.1 | 8 | 0.7084 | 5.67 |
5 | 0.1 | 8 | 0.6499 | 5.20 |
| TC = 1.0 | TC = 80 | | TC = 67.37 |
Như vậy, tại thời điểm sau khi thương lượng xong mức đền bù và thời điểm chi trả, doanh nghiệp cần phải trích ra ngay một khoản tiền là 67,37 triệu đồng để lập quỹ chi trả. Quỹ này được gởi vào tài khoản tiền gởi kỳ hạn 1 năm để hưởng lãi suất 9%/ năm.
6. Ước lượng độ chính xác mức tổn thất tối đa.
Nhà quản trị rủi ro không những quan tâm đến giá trị tổn thất trung bình của các rủi ro, mà còn phải tính đến mức tổn thất lớn nhất được ước lượng là bao nhiêu (maximum probable cost – MPC). MPC là giá trị tổn thất lớn nhất mà nhà quản trị ước lượng có thể xảy ra. Khả năng chi phí vượt quá giá trị ước lượng này gọi là “dung sai rủi ro”.
Cần biết rõ quy luật phân phối của chi phí tổn thất để tính ra giá trị MPC. Giả sử chi phí của tổn thất có phân phối chuẩn (Normal Distribution) với giá trị trung bình là 150 triệu đ và độ lệch chuẩn 15,3425 triệu. Với ước lượng tối đa 5%, chi phí thực vượt quá giá trị ước lượng này, ta có:
MPC = 150 + (1,645 × 15,3425) = 175,24 triệu đ 5%