V.Q.H Advertising & Events xin chân thành cảm ỏn quý khách hàng trong thời gian qua.chúng tôi sẻ không ngừng nâng cao chất lượng và phong cách phục vụ khách hàng trong thời gian tới.Moi sự quan tâm của khách hàng xin liên hệ : 454 Lũy Bán Bích,P. Hòa Thạnh,Q.Tân Phú,Tp.HCM - ĐT : (08)22120785 - 22006564 Fax : (08)0022 6565 - Hotline : 0909 28.83.82 (Mr. Viet) - Email : vqhevent@aol.com - vqhevents@gmail.com - www: vqhevent.tk - www: vqhevent.come.vn website chạy tốt với trình duyệt Firefox hoặc Chromevqh

In AB, in trở nhíp, trở tay kê là gì?

1. In AB, in trở nhíp, trở tay kê là gì:
Lấy ví dụ là ta đang muốn in 1 tờ rơi khổ A4 (21x29,7cm), in 2 mặt có nội dung khác nhau, ta gọi 1 mặt là mặt A, mặt kia là mặt B.
Đây là minh họa




Khi đem ra nhà in thì chẳng có cái máy nào in trên khổ giấy A4 cả, người ta thường in trên các khổ giấy như 60x84 (cm), 79x109cm, hoặc đem cắt đôi, cắt làm tư những khổ trên để in. Giả sử ta sẽ in lên khổ 30x43cm.

Như vậy khi in trên 1 tờ 30x43 cm, ta sẽ được 2 tờ A4 (trong "nghề" gọi là in 1 tờ được 2 "con" smiley). Nhà in cũng yêu cầu ta xuất phim khổ 30x43.

Vì in trên khổ 30x43 nên khi thiết kế ta phải "duplicate" mẫu thiết kế ban đầu ra làm đôi, sau đó dàn lên khổ 30x43 trên máy để xuất phim khổ 30x43 luôn. Công đoạn trên gọi là bình bản (hehe bắt đầu khó hiểu rồi đó).

Lúc này ta có 2 cách bình:

Cách thứ nhất:
- Dàn 2 mặt A lên 1 bộ phim 30x43, dàn 2 mặt B lên một bộ phim 30x43 khác.
Xem hình minh họa:
- Đây là mặt A của tờ in



- Và đây là mặt 2



Khi in ta sẽ in 2 lần:
+ Lần đầu in mặt A lên tờ in
+ Sau đó thay kẽm mặt B, lật giấy in tiếp mặt B lên tờ in
+ Cắt đôi tờ in ta được 2 con.

Cách làm trên gọi là in AB vì trên tờ in ra 2 mặt có nội dung khác nhau. Như vậy ta phải dùng 2 bộ phim: 1 cho mặt A và 1 cho mặt B, nhà in cũng dùng 2 bộ kẽm tương ứng.

- Cách thứ 2:
Dàn cả 2 mặt AB lên 1 bộ phim 30x43 luôn. 2 mặt đối xứng nhau qua trục giữa của cạnh dài của tờ in (xem hình này nè).



Như vậy ta chỉ xuất 1 bộ phim thôi và khi in dĩ nhiên dùng 1 bộ kẽm thôi.

Khi in ta cũng in 2 lần:
+ Lần đầu in được 1 mặt
+ Sau đó lật mặt tờ giấy lại (xoay theo đường trung trực của cạnh 43cm), đút vào máy in tiếp mặt kia (vẫn giữ kẽm cũ)
+ Sau khi in xong, cắt đôi tờ in ta cũng được 2 con (mà chỉ tốn có 1 bộ kẽm)


2. Tay sách là gì:
Kiếm 1 cuốn sách khâu chỉ (vd sách giáo khoa chẳng hạn), xé cái bìa ra rồi nhìn vào gáy sách, ta thấy cuốn sách được ghép từ những phần nhỏ hơn, sau đó khâu chỉ để kết dính lại. Nếu để ý chút nữa (xé 1 phần ra coi smiley), ta sẽ thấy thông thường nó có 8, 16 hoặc 32 trang). Phần đó gọi là tay sách.
Khi in người ta sẽ in 8, 16, hoặc 32 trang đó lên 1 tờ giấy lớn, sau đó gấp lại rồi cắt xén để được 1 tay sách như vậy.
để in tự trở được thì trên tờ in, mặt trước và sau của các "con" in phải đối xứng qua một trục. Nếu trục đối xứng vuông góc với cạnh dài của giấy thì in tự trở tay kê. Trong trường hợp trục đối xứng song song với cạnh dài, thì ta phải in trở nhíp. Dù trở chiều nào thì cũng tiiết kiệm được một bộ phim, kẽm (và một phần công in).

Ví dụ ta có 1 sản phẩm in khổ 15x28cm, in 2 mặt và phải chạy trên khổ giấy lớn 65x86, khi đó ta có thể bình phim để in trở nhíp theo sơ đồ gửi kèm bên dưới. Một số điều cần lưu ý khi in trở nhíp:
- Phải chắc rằng có đủ giấy để bắt nhíp 2 bên (thông thường mỗi bên nhíp cần tối thiểu 10-12mm)
- Khi in bằng giấy cuộn xả ra hoặc các loại giấy cắt bị "đâm" (giấy hình thang,hình thoi...) thì vị trí 2 mặt sẽ bị sai lệch nhiều.
- Giảm độ chính xác khi so giấy để cắt xén.







Cả trở nhíp và trở tay kê đều dùng cách bình đối đầu và đối chân nhưng có trường hợp không đối mà nằm song song nhau:





Còn vụ chừa cho tay kê hông thì thiệt ra đa số các khách hàng mình gặp ít khi họ chừa lắm, họ cứ bình sao cho lợi khổ hà. Nếu có chừa thì càng tốt vì sẽ không xảy ra hiện tượng dính bẩn mực từ tờ in trước tới tờ in sau.


 

====================== góc thư giãn ======================